Vì Sao - Giao Bí Mật Giữa Giáo Hoàng và Cộng Sản Bắc Việt
Vì Sao Chúng Ta Đã Đi Việt Nam ? Trần Thanh Lưu dịch cuốn “Viet Nam: Why Did We Go?” Tác giả: Avro Manhattan bản rời || Mục Lục | 15 tháng 11, 2010
Chương 21 Sự Giao Dịch Bí Mật Giữa Giáo Hoàng và Cộng Sản miền Bắc Việt Nam. Vatican Chuẩn Bị Cho Một Nước Việt Nam Mác Xít Thống Nhất. ► Giáo hoàng và Hồ Chí Minh ► Dịu bớt thù nghịch của Vatican đối với Bắc Việt ► Giáo hoàng John XXIII làm lễ dâng một nước Việt Nam thống nhất cho Mẹ Đồng Trinh Maria ► Không chấp thuận sự cống hiến của Giáo hoàng ► Phản ứng của Hồng y Spellman và bộ phận vận động hành lang Quốc hội Ca-tô của Mỹ ► Vatican khởi đầu việc bỏ rơi Hoa Kỳ tại Việt Nam ► Cuộc di cư ồ ạt của giáo dân Ca-tô từ miền Bắc ► Những hệ lụy chính trị - Hồ Chí Minh qua mặt Giáo hoàng. Trong khi câu chuyện bất hạnh Diệm-Kennedy diễn ra như một vở bi kịch Hy Lạp cổ điển, một tai họa không kém phần lôi cuốn lại hình thành trong những bức tường bí hiểm của Vatican. Giáo hòang John XXIII, theo kế sách nước đôi tiêu chuẩn, đã bí mật liên lạc với Hồ Chí Minh, nhà lãnh đạo Cộng sản miền Bắc Việt Nam. Bước này đã được thực hiện mà không cần tham khảo ý kiến với Bộ Ngọai giao hay Hồng y Spellman, hoặc bất kỳ ai khác ở Rome hay Washington. Giáo hòang đưa một đề nghị đơn giản. Vatican muốn đạt đến một “thái độ hòa hỏan" (modus vivendi) hoặc thỏa hiệp thiết thực với nhà lãnh đạo tương lai của một nước Cộng sản Việt Nam. Phải nói rằng ít ra những ngụ ý trong nước cờ của Vatican có ý nghĩa đặc biệt. Vatican công nhận một nước Việt Nam thống nhất tương lai do ông Hồ Chí Minh lãnh đạo, chỉ có thể có nghĩa là chấp nhận sự bại trận tại Nam Việt Nam và sự sáp nhập vào với miền Bắc cộng sản. Nói cách khác nó sẽ có nghĩa là công nhận một nước Việt Nam Cộng hòa thống nhất trong tương lai cai trị bởi những người Cộng sản. Hồ Chí Minh, dù là một nhà Mác-xít, vẫn giữ các tư vấn Ca-tô linh tinh bên cạnh mình, bao gồm một Giám mục Ca-tô. Ông đã chấp nhận lời đề nghị trên nguyên tắc và còn đáp ứng với những đề nghị hấp dẫn riêng của mình: sự tự do tôn giáo trên tòan cõi nước Việt Nam thống nhất trong tương lai, cộng với sự đối xử đặc biệt cho Giáo Hội Ca-tô, bao gồm cả các cơ sở giáo dục được ưa chuộng và tài trợ cho các dinh thự và giới tu sĩ. Tất cả những điều này đã được thực hiện trong sự bí mật tuyệt đối, vì cùng một lúc Vatican lại lớn tiếng xác lập rằng mục tiêu của những hoạt động phối hợp giữa Vatican-Hoa Kỳ tại Việt Nam là tái thống nhất miền Bắc với miền Nam dưới quyền của Diệm Ca-tô.
Ông lại tự thuyết phục rằng Giáo Hội Ca-tô còn có cơ hội tốt hơn dưới ông Hồ Chí Minh, vì vai trò truyền thống mà nó đã đóng trong lịch sử và văn hóa Đông Dương. Những tư duy như thế đã đưa đến ba bước quan trọng: 1. Giảm dần sự thù nghịch của Vatican chống lại miền Bắc Việt Nam. 2. Sự lãnh đạm của Giáo hòang đối với Tổng thống Diệm, 3. Mở các cuộc đàm phán bí mật với Hồ Chí Minh. Ba điều này đã được tiến hành mà không làm đổ vỡ sự chống đối công khai của Vatican về việc người cộng sản tiếp quản Việt Nam tòan bộ.
Từ trước Thế Chiến Thứ Hai, Hồ Chí Minh đã bắt đầu vận động cho một nước Việt Nam cộng sản. Ông đã nhận được giúp đỡ từ Hoa Kỳ để chống lại Nhật Bản, nhưng lại dùng viện trợ ấy để củng cố căn cứ địa của mình trên miền thượng du Bắc Việt. Vào tháng tám, năm 1945, ông tiến vào Hà Nội và thành lập Chính phủ Lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Một nhà chiến lược bậc thầy, ông đã hợp tác trong việc gần một triệu giáo dân Ca-tô miền Bắc di cư Nam vốn biết rằng hậu quả rối loạn sẽ làm suy yếu nghiêm trọng chế độ Diệm. Sau cuộc bầu cử của Giáo hòang John XXIII, và sự xoay chiều của Vatican xa rời Chiến tranh Lạnh hướng về hợp tác với chủ nghĩa Marx, Hồ Chí Minh đã giao dịch bí mật với Giáo hòang John để cuối cùng dẫn đến việc cai trị đất nước hòan tòan bởi miền Bắc. Kết quả đầu tiên của các chính sách như thế đã được thấy ở Đại hội Mẹ Maria được tổ chức tại Sài Gòn vào năm 1959, qua đó Giáo hòang đã dâng hiến tòan cõi Việt Nam cho Mẹ Đồng trinh Maria. Mặc dù điều này về bản chất mang vẻ tôn giáo nó lại có ẩn ý chính trị hiển nhiên. Nhiều giáo dân Ca-tô và người không Ca-tô chú tâm đến chuyện này, bao gồm Hồng Y Spellman và những kẻ ủng hộ ông ta. Sự cau mày của họ đã trở thành cú sốc, khi vào tháng 12 năm 1960 Giáo Hòang John đã lập ra một cấp hệ tu sĩ, một lần nữa cho toàn cõi Việt Nam. Chưa thôi, Giáo hòang John này lại còn đi thêm một bước đáng ngại nữa. Ông đã lập ra một tòa Tổng giám mục của Giáo Hội Ca-tô tại chính thủ đô của miền Bắc Việt Cộng sản. Những công bố này đã gây bàng hòang cho các nhà am hiểu tôn giáo và chính trị ở khắp mọi nơi, khởi đầu là tại Việt Nam, Bắc và Nam, và tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên nhiều người diễn dịch các chuyển động theo chiều thuận lợi. Họ thấy nó như là Giáo hòang đã chuẩn bị khởi động bộ máy truyền giáo của Giáo Hội, trong khi chờ đợi việc tiếp quản không thể tránh một nước Việt Nam thống nhất dưới quyền của tổng thống Diệm và nhà bảo trợ là Hoa Kỳ. Trong các giới chính trị ở Washington, các chuyển động tôn giáo và nhận định này đã được đánh giá chỉ thuần là sự nổi hứng, và bỏ qua. Những ẩn ý tiềm tàng của chúng cho tương lai đã được phớt lờ trừ một số ít người nhận ra các động tác của Giáo hòang là một việc làm nguy hiểm cho tai họa truyền giáo. Mặc dù đã được ngụy trang như là thiện ý, rõ ràng là Giáo Hội đã không còn coi trọng đến các nỗ lực quân sự của Hoa Kỳ để bảo vệ Nam Việt Nam. Nói cách khác, Vatican đã báo trước, dù vờ vĩnh rằng kể từ nay nó chỉ chú tâm đến quyền lợi riêng của Giáo Hội Ca-tô mà thôi. Khi đàm phán với những người Cộng sản miền Bắc, Vatican đã đạt tới một thỏa thuận bí mật với ông Hồ Chí Minh liên quan đến quyền tự do di chuyển của tất cả các giáo dân Ca-tô miền Bắc. Giáo dân Ca-tô miền Bắc này vốn tạo nên phần đa số của tất cả tín đồ Ca-tô toàn Việt Nam. Qua thỏa thuận này họ được cho phép "nếu họ muốn như vậy", di cư vào Nam và định cư dưới sự bảo vệ của Tổng thống Diệm và chính quyền Ca-tô của ông ta. Tuy nhiên để tránh ấn tượng rằng Vatican đã đồng lõa với những người Cộng sản, cuộc di cư của giáo dân Ca-tô miền Bắc phải được tiến hành như thể là một cuộc trốn chạy của những tín hữu sợ hãi một chế độ vô tôn giáo cai trị bởi những người vô thần(*). Các hình ảnh phải được duy trì để gây ấn tượng với công luận và ngay cả tạo ra một cảm tình trên toàn thế giới đối với Giáo Hội Ca-tô và với Tổng thống Diệm, kẻ bảo vệ tín cẩn của Giáo Hội chống lại những người Cộng sản bất khoan dung. Hồ Chí Minh là một nhà chính trị quá sắc sảo để bỏ qua yêu cầu này rằng, bên cạnh một mưu mẹo có lợi cho Giáo Hội, là một giao dịch với nhiều tác động chính trị và quân sự lâu dài cho khả năng thăng tiến mục tiêu riêng của mình. Ông lý luận rằng một cuộc di dân lớn lao từ miền Bắc sẽ gây rối lọan nhiều hơn là giúp đỡ chế độ Ca-tô của Diệm bởi sự gia tăng căng thẳng vốn đã tồn tại từ lâu. Sự tranh giành công ăn việc làm và các địa vị đặc quyền trong nội bộ chính quyền Diệm vốn đã rối rắm sẽ bị gia tăng rất nhiều bởi luồn sóng di dân từ miền Bắc. Hồ Chí Minh đã thấy rằng việc di cư này chỉ có thể làm tăng sự đổ vỡ trong một chính quyền bận rộn lo quấy nhiễu khối đa số phiền hà lớn nhất của nó, đó là Phật giáo đồ. Tính toán của ông đã chứng tỏ là chính xác. Sau một đoạn trăng mật ngắn giữa giáo dân Ca-tô miền Bắc và những người ở miền Nam, hàng ngàn dân mới tới yêu cầu được hồi hương. Họ đòi hỏi sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, rồi trực tiếp từ chính phủ Diệm. Ngay cả Giáo Hội Ca-tô, mặc dù đã hết lòng phân phát viện trợ, cũng không thể đối phó với vấn đề mỗi ngày một gia tăng. Tình hình kinh tế tiếp tục xấu đi. Viễn tượng về bất kỳ công ăn việc làm gì của những kẻ mới tới đã suy giảm, thiếu thốn tiền bạc đã trở thành cấp tính, và nạn đói lâm le xuất hiện. Những kẻ di cư bắt đầu manh động và tạo những cuộc bạo động nhỏ để rồi tệ hại dần dẫn đến nổi lọan, nhiều người trong số họ đã bị đàn áp tàn bạo nhất. Khẩu hiệu, "Mẹ Đồng Trinh Đã Vào Nam," vốn đã khuyến khích dân di cư chạy theo Bà đến một thiên đàng Ca-tô của một chính quyền Ca-tô đã cho thấy là tiếng còi báo động tai họa, cho cả hai và cho sự ổn định của miền Nam Việt Nam – đúng như ông Hồ Chí Minh đã tiên liệu.
Tác giả: Avro Manhattan Người Dịch: Trần Thanh-Lưu
(*) SH chú thích: Không rõ tác giả Manhattan muốn nói giai đoạn nào. Thật ra, chuyện di cư lịch sử đã xảy ra từ tháng 7 năm 1954 thời Giáo Hoàng Pius XII (1939-1958). Edward G. Landsdale, trưởng lưới tình báo CIA tại Sàigòn đã bày kế sắp đặt tinh thần giáo dân cho chuyến di cư khổng lồ này để yểm trợ lực lượng cho Ngô Đình Diệm ở miền Nam. Xin đọc Linh Mục Trần Tam Tĩnh, Chương II, đoạn 6 CUỘC XUẤT HÀNH có đăng online trên sachhiem.net (bấm vào hàng chữ này)
Kỳ tới: Chương 22 và là Chương Kết: Thảm Họa Cuối Cùng
Các bài cùng tác giả▪ Người đối với Chúa - Stephen Kinzer/Trần Thanh Lưu |
Bài liên quan
-
Giáo Hoàng Francis Không Mấy Vui: Hang Đá Phi Truyền Thống (03/01/2021)
-
Trump Đã Vượt Giới Hạn Cuối Cùng Của Chủ Nghĩa Tân Phát Xít (03/01/2021)
-
HỒ CHÍ MINH Trong “100 Nhân Vật của Thế Kỷ” của Tuần báo TIME (03/01/2021)
-
Mark Cuban: Biden và Trump Không Phải Là “Tốt Nhất và Sáng Giá Nhất mà đất Nước Này Cống Hiến” (03/01/2021)
-
Báo Cáo Của Vatican Cho Biết GH John Paul II Đã Biết Về Những Cáo Buộc Chống Lại Cựu Hồng Y McCarrick (03/01/2021)
-
Virus Corona Chứng Minh Thần Ki-Tô Giáo Không Tồn Tại! (02/01/2021)
-
Các Giáo Phận Ca-tô Rô-ma Xoay Sở Để Được Các Khoản Vay Của Chương Trình PPP (29/11/2020)
-
TT Trump: "Cuộc Chiến Đó (Việt Nam) Không Phải Là Điều Chúng Ta Nên Tham Gia" (16/09/2020)
-
Harari: Coronavirus Có Thay Đổi Thái Độ Của Chúng Ta Với Cái Chết? (03/06/2020)
-
Công Tố Viên Kêu Gọi Bắt Giữ Giám Mục Vatican Bị Cáo Buộc Lạm Dụng Tình Dục 2 Chủng Sinh Argentina (26/12/2019)
- Lê Văn Tám Có Thật, Không Phải Truyền Thuyết - 2 (03/01/2021)
- Lê Văn Tám Có Thật, Không Phải Truyền Thuyết - 1 (03/01/2021)
- Trump Đã Vượt Giới Hạn Cuối Cùng Của Chủ Nghĩa Tân Phát Xít (03/01/2021)
- Chuyện NOEL: “Của CAESAR, Trả Về Cho CAESAR” (03/01/2021)
- Bối Cảnh Lịch Sử Quanh Sự Ra Đời của Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Việt Nam (03/01/2021)
- Người Phật Tử Lankan Chiến Thắng Chống Lại Sự Cải Đạo Thế Nào? (03/01/2021)
- HỒ CHÍ MINH Trong “100 Nhân Vật của Thế Kỷ” của Tuần báo TIME (03/01/2021)
- Phong Trào Cách Mạng Tự Phát - Chống Diễn Biến Hòa Bình, Xét Lại Lịch Sử ĐỒNG KIẾN NGHỊ (Bản thảo công khai) (03/01/2021)
- 25 Lý Do Vì Sao Tôi Không Bầu Cho Ứng Viên Donald Trump (03/01/2021)
- Đã Quá Nhiều Nhân Nhượng Khi Hình Ảnh Tăng, Ni Bị Xúc Phạm Quá Nhiều (03/01/2021)
Amari_TX
Bảo Quốc Kiếm
Bùi Kha
Cao Hữu Tâm
Charlie Nguyễn
Đào Văn Bình
Dương Kinh Thành
Duyên Sinh
Hoàng Nguyên Nhuận
Hoành Linh Đỗ Mậu
Lê Cung
Lê Dọn Bàn
Lê Xuân Nhuận
Lý Nguyên Diệu
Lý Thái Xuân
Nguyễn Đắc Xuân
Nguyễn Hữu Ba
Nguyễn Mạnh Quang
Nguyễn Thái An
Nguyễn Trí Cảm
Nguyễn Trọng Nghĩa
Nguyễn Văn Thịnh
Nguyễn Xuân Thọ
Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ
Tâm Đạt
Thánh Kinh
Thiếu Long Texas
Trần Chung Ngọc
Trần Quang Diệu
Trần Thanh Lưu
Trần Tiên Long
Trần Trọng Sỹ
Trần văn Kha
Trí Tánh Đỗ Hữu Tài
Viên Như
Xích Lô Việt
Các tác giả khác
![]() | Online | 11 |
![]() |
Today | 300 |
![]() |
Total | 4676291 |
![]() |
Your IP | 3.239.236.140 |