toàn tập: 0
1
2
3
4
5
6 7 8
LỜI MỞ ĐẦU:
Nhân dịp "Lễ Kỷ-Niệm 200 Năm Đức Mẹ Hiện Ra
tại La-Vang" được tổ-chức vào năm 1998, các nhân-vật tên-tuổi của Ky-Tô-Giáo
La-Mã, trong hàng giáo-sĩ lãnh-đạo lẫn trong hàng giáo-dân trí-thức, đã viết
và trích-dẫn các bài viết đã có xưa nay về sự-tích La Vang, tạo thành một
tập tài-liệu tóm-lược về biến-cố có tính-cách lịch-sử này.
Và chính nhờ có dịp này tôi mới phát-hiện ra Sự Thật về huyền-thoại Đức Mẹ
La-Vang, và cuối-cùng tìm đến tận gốc của Giáo-Hội là Tòa Thánh Vatican, mà ở đó
chính Đức Giáo-Hoàng đương-thời Giăng Phao-Lồ Đệ Nhị (John Paul II) đã xác-nhận
là trong văn-khố của giáo-hội Ky Tô Giáo hoàn-vũ không có tài-liệu nào được
lưu-trữ về vụ này.
Trước hết, tôi thấy cần phải nói rõ: Tôi chống lại mọi sự đàn-áp tôn-giáo, vì
việc đó là dã-man, phi-nhân, không chấp-nhận được. Và tôi cũng kính-trọng Bà
Maria, thân-mẫu của Đức Jesus.
Nhưng Đức Mẹ Maria có quyền hiện ra bất-cứ nơi đâu, miễn là Ngài có thật-sự
hiện ra.
Vậy loạt bài này chỉ đề-cập vụ hiện ra tại La-Vang (Việt-Nam) mà thôi (và do
chính các tác-giả Ky Tô Giáo tên tuổi nói trên viết ra; tôi chỉ sưu tập mà
thôi).
Xin Quý Vị hãy bình-tĩnh, khách-quan, và chờ đến
khi đọc xong tất cả (tám Chương, đặc-biệt là Chương cuối-cùng rồi hãy phát-biểu ý-kiến của mình.
Chân-thành cám ơn Quý Vị.
CHƯƠNG I
NGUỒN GỐC HAI TIẾNG “LA VANG”
A/ TÀI-LIỆU:
Báo “Thằng Mõ” (918 S
First St, San Jose, CA 95110, USA), số 832 ra ngày 28-3-98, có đăng bài “Tinh
Thần La Vang” của Trần Văn Trí. Một trong các tiểu-mục của bài này là “Tên
La Vang”:
Trong hạt Dinh Cát có một họ đạo tên là Cổ Vưu được thành-lập từ
thế-kỷ 17, nay còn gọi là xứ Trí Bưu. Người dân sống bằng nghề “làm củi”
(chính-yếu là chặt những cây nhỏ dùng để nấu bếp). Theo linh-mục Stanislaô
Nguyễn Văn Ngọc, đặc-điểm trong vùng là đồng-bào Công Giáo và không-Công-Giáo
đoàn-kết mật-thiết với nhau. Từ thế-kỷ 16, dân đi làm rú, còn gọi là “đi
củi”. Họ phá một sở rẫy giữa rú xanh cách Cổ Vưu độ 7 cây số để trồng
khoai sắn và cấy lúa. Người dân đặt tên vùng đó là La Vang.
Đức giám-mục Hồ Ngọc Cẩn cho biết: “Ban đêm, phường La Vang không
có sự thinh lặng. Đêm nào người ta cũng la lối om sòm. Họ đánh mõ,
đánh thùng rộn ràng, để đuổi các thú dữ như heo rừng, voi, cọp từ rú xanh ra phá
khoai, sắn, lúa, nên người ta gọi là phường La Vang.” (Lm Lê Văn Thành: Đức Mẹ
La Vang, 1955, tr. 15-16).
Nhưng giải-thích
sau đây của linh-mục Philipphê Lê Thiện Bá, gốc Cổ Vưu, có cơ-sở hơn:
“Trong sổ bộ lập từ đời nhà Lê, nơi đó, tức sở rẫy của dân Trí Bưu, gọi là
phường Lá Vằng, vì có nhiều cây lá vằng, một thứ cây có hột đen ăn được và lá là
vị thuốc mà phụ-nữ xứ Dinh Cát dùng để uống sau khi sinh đẻ. Về sau người
dân đọc Lá Vằng ra La Vang, và nơi Đức Mẹ hiện ra được gọi là linh-địa La Vang.”
(Lm Stanislaô Nguyễn Văn Ngọc: Linh-Địa La Vang, tr. 32-34 và Lm Hồng Phúc: Đức
Mẹ La Vang, tr. 30-31).
B/ NHẬN-XÉT:
La Vang đã trở thành một “linh-địa”, và các nhà viết sử, chủ-yếu là các
tu-sĩ Ky-Tô-Giáo, không thể không tìm hiểu và viết về nó, kể cả nguồn gốc của
địa-danh này. Nhưng ở đây lại có hai lời giải-thích khác nhau của các
tu-sĩ: một bên là giám-mục Hồ Ngọc Cẩn do linh-muc Lê Văn Thành kể lại
(“La Vang”); một bên là các linh-mục Lê Thiện Bá, Nguyễn Văn Ngọc và Hồng Phúc
(“Lá Vằng”).
a) Bản-thân các tài-liệu:
1- Tài-liệu của Lm Lê
Văn Thành được xuất-bản năm 1955 (vào đầu thời-kỳ chấp-chính của tổng-thống
Ky-Tô-Giáo Ngô Đình Diệm, và căn-cứ vào lời của Gm Hồ Ngọc Cẩn (“La Vang”).
2- Tài-liệu của Lm Nguyễn Văn Ngọc được xuất-bản năm 1978 (ba năm sau khi
CSVN đã chiếm Miền Nam) và căn-cứ vào lời của Lm Lê Thiện Bá, người được xem là
gốc Cổ Vưu (“Lá Vằng”).
3- Tài-liệu của Lm Hồng Phúc được xuất-bản năm 1997 (sau khi CSVN đã “đổi
mới” và Giáo Hội Ky-Tô-Giáo trong nước (được CSVN chấp-thuận) đã chuẩn-bị cho
đại-hội La Vang sẽ diễn ra vào năm 1998) (“Lá Vằng”).
b) Thắc-mắc:
1- Báo “Saigon
USA” (345 E Santa Clara St, #108, San Jose, CA 95113, USA), số 97 ra ngày
14-9-98, có đăng bài “Linh-Địa La Vang”, trong đó có đoạn: “... dưới thời hai
Cha Sở: Bonin (Ninh) và Cadière (Cả). Cha này đã công-tác rất nhiều trong việc
kiến-thiết Linh-Địa La Vang lúc ban đầu” (năm 1903). Đó là vào đầu
thế-kỷ 20, gần với sự-tích Đức Mẹ La-Vang hơn các tác-giả kể trên. Lm
Cadière là một học-giả người Pháp thông-thạo về Việt-Nam (hiểu biết và có thể
giải-thích nhiều điều, kể cả các điển-tích lịch-sử Trung-Hoa và các ẩn-dụ
văn-học trong Truyện Kiều của Nguyễn Du), là một nhân-vật nổi bật trong Hội
Ái-Hữu Cố-Đô Huế (AAVH=Association des Amis du Vieux Hué) cũng như Trường
Viễn-Đông Bác-Cổ của Pháp. Hơn nữa, ông đã từng là Cha Xứ Cổ-Vưu (Trí-Bưu)
coi cả La Vang. Tại sao Lm Cadière (cha Cả) không hề nói gì về nguồn gốc
hay ý-nghĩa của hai tiếng La Vang?
2- Giám-mục Hồ
Ngọc Cẩn (theo Nguyễn Lý Tưởng trong “Linh-Địa La Vang”, là một nhà thông-thái,
gốc Quảng-Trị là Tỉnh của La Vang) đã được đồng-bào cả trong lẫn ngoài
Ky-Tô-Giáo biết đến. Sau khi ông Ngô Đình Diệm chấp-chính (1954-1963),
chính-quyền họ Ngô nói chung và giáo-hội Ky-Tô-Giáo Việt-Nam nói riêng đã nhắm
ít nhất là hai chủ-đích: giúp cho tổng-giám-mục Ngô Đình Thục (anh của ông Diệm)
được phong hồng-y bằng cách gia-tăng tín-đồ ; và phát-triển tầm quan-trọng của
La Vang, vì một cảnh-trí Đức Mẹ hiện ra chắc hẳn sẽ làm cho quốc-gia sở-tại nổi
tiếng khắp thế-giới và lôi-cuốn đông-đảo tín-hữu cũng như du-khách từ xa đến
hành-hương. Do đó, lời giải-thích của Gm Hồ Ngọc Cẩn (La Vang là la-lối
om-sòm), hồi đó hẳn là đáng tin-cậy nhất nên Lm Lê Văn Thành đã trích dẫn và
xuất-bản vào năm 1955 (là năm ông Diệm lên làm tổng-thống sau khi mới làm
thủ-tướng có hơn một năm). Hơn nữa, tại sao suốt nhiều năm trời, kể cả sau
khi họ Ngô không còn, không hề có ai, nhất là trong giới tu-sĩ Ky-Tô-Giáo
(thí-dụ giám-mục Lê Hữu Từ) đưa ra một lời giải-thích nào khác hơn?
3- Thế thì Lm Lê
Thiện Bá, được xem là gốc Cổ Vưu, làm gì, ở đâu, trong lúc lời giải-thích của Gm
Hồ Ngọc Cẩn đã được công-bố từ năm 1955, mà mãi đến năm 1978 (23 năm sau, và 3
năm sau khi CSVN đã chiếm Miền Nam), mới lên tiếng cãi lại rằng La Vang là Lá
Vằng?
4- La Vang hay
Lá Vằng thật ra không thành vấn-đề, mà vấn-đề chính là: Một “tài-liệu” của
một giáo-phẩm cao-cấp Ky-Tô-Giáo (giám-mục Hồ Ngọc Cẩn) xuất-bản năm 1955 (giữa
thế-kỷ 20 tiến-bộ này) mà đã bị một số tu-sĩ cấp dưới (thí-dụ linh-mục
Hồng-Phúc), thuộc cùng giáo-hội, phản-bác, cho là không đúng sự thật; vậy
thì làm sao tin được các “tài-liệu” khác của những người cùng giáo-hội ấy viết
ra, từ một thế-kỷ chậm tiến trước đó, lui về cho đến thế-kỷ 16 xa xưa?
CHƯƠNG II:
MỨC-ĐỘ KHẢ-TÍN CỦA LINH-MỤC HỒNG-PHÚC
A/ TÀI-LIỆU:
Báo “Mẹ
Việt-Nam” (67 E Hedding St, San Jose, CA 95112, USA), số 102 ra ngày 15-8-98, có
đăng bài “Đốt Lò Hương Cũ: Cụ Ngô-Đình Diệm và La Vang” của Lm Hồng-Phúc.
1)
Lm Hồng-Phúc viết: “Tập sách “Đức Mẹ La-Vang và Giáo-Hội Việt Nam”...
Bản thảo của tập sách bị thất-lạc. Cha Giuse Lê-Văn-Thành đã thu-thập lại
được một ít tài-liệu, nhờ linh-mục Hồng Phúc ấn-loát gấp 10.000 quyển gởi ra
trước kiệu Đại Hội lần thứ 12, tháng 8-1955. Cuối tháng 7, tôi nhận được
điện-tín của ngài cho biết máy bay không nhận chở ra Huế. Tôi về viếng Mẹ
La-Vang xin Mẹ giúp. Chúng tôi cùng với một cha bạn quen với họ Ngô, vào
xin yết-kiến Tổng-Thống. Văn-phòng Phủ Tổng-Thống cho biết là Tổng Thống
rất bận. Họ nói với chúng tôi: Đúng 5 giờ, Tổng Thống có thói quen
ra thở không-khí trời vài phút... Tôi nói ngay sự việc và xin Tổng Thống
giúp...”
Ý-kiến:
Độc-giả không cần nhớ lại lịch-sử, vì Lm Hồng-Phúc đã viết trong một đoạn trước
của cùng bài ấy: “Từ khi lên làm Tổng Thống (tháng 10-1955), mỗi lần có dịp
ra Quảng Trị việc đầu tiên là tới La Vang cầu-khẩn với Đức Mẹ”.
Việc
chuyên-chở sách đạo và đại-hội La Vang xảy ra vào tháng 8-1955, vào thời-gian ấy
ông Ngô Đình Diệm còn là Thủ Tướng của chính-phủ Bảo Đại (Diệm phải đợi đến ngày
23 tháng 10-1955 (hai tháng sau) mới lật đổ Bảo Đại để lên làm Tổng Thống), thế
mà Lm Hồng Phúc đã gọi ông Diệm là Tổng-Thống thay vì sự thật là Thủ Tướng.
2)
Lm Hồng-Phúc cũng viết: “Ngày 16-8-1961 Cụ đến kính viếng Đức Mẹ”.
Nhưng ông lại ghi-chú dưới bức ảnh tổng-thống Ngô Đình Diệm đang bước trên các
bực cấp của nhà-thờ La Vang, đăng cạnh đó: “Tổng-Thống Ngô Đình Diệm
trong ngày Đại-Lễ Đức Mẹ La-Vang 15-8-1961”.
Ý-kiến:
Tổng-Thống
đến dự Đại-Hội vào ngày lễ chính, thế mà Lm Hồng Phúc không nhớ chính-xác là vào
ngày nào, và cũng không thấy là mình đã ghi hai ngày khác nhau trong cùng một
bài viết.
3)
Trong một đoạn khác, Lm Hồng Phúc viết: “Những lần Cụ đến Dòng Chúa
Cứu-Thế... Ra đi có cận-vệ, quân-cảnh, còi hụ...”.
Ý-kiến:
Lm Hồng
Phúc rõ-ràng không nhớ rằng vào thời ấy lực-lượng hộ-tống Thủ-Tướng (sau đó là
Tổng-Thống) Ngô Đình Diệm là Cảnh-Sát, Công-An, và Hiến-Binh, chứ không phải là
(vì chưa có) Quân-Cảnh.
B/ NHẬN XÉT:
Linh-mục
Hồng-Phúc là một trong các tác-giả viết về đề-tài La Vang, nhưng ông không có
trí nhớ sáng-suốt. Ông không nhớ được những gì xảy ra lâu hơn, và chỉ chọn
nhận những gì mà ông thích hơn. Thế thì làm sao mà những bài viết của ông
là đúng sự thật và đáng tin-cậy?
Hơn nữa,
không phải chỉ có một mình Lm Hồng Phúc là như thế đó.
|